Trên thế giới Tục_thờ_ngựa

Cư dân Hồi giáoĐông Nam Á có tục thờ ngựa, họ coi ngựa là con vật linh thiêng và có những quan niệm tốt đẹp về nngựa, tại một số nơi, người dân Hồi giáo coi ngựa là con vật linh thiêng của mỗi gia đình và có thờ ngựa[3]. Trong văn hóa cổ sơ vùng Trung Á, ngựa là con vật của bóng tối và những ma lực. Các thầy Pháp shaman vẫn còn lưu giữ những truyền thuyết về con ngựa của cõi âm ty, trong các nghi lễ Shaman biểu tượng về vị thần thiện là có đôi mắt ngựa cho phép nhìn thấy hết mọi sự. Người Mông Cổ coi ngựa là điển hình của sự thông tuệ và hùng hậu. Các bộ tộc Ural-Altai (Bắc Á) coi ngựa là biểu tượng tươi trẻ, là chủ thể sung mãn trong sinh sản.

Ngựa còn tượng trung cho nguồn nước

Tại Tây Âu, Nam Á khi mơ thấy ngựa hoặc ra đường gặp ngựa là điềm may. Người Nam Âu quan niệm con ngựa nào đi qua vùng hạn hán mà đột nhiên dừng lại, đập mạnh ngón chân xuống đất thì trời sắp mưa hoặc có mạch nước ngầm gần đó. Bộ tộc Bouriate có tập tục buộc ngựa của người mắc bệnh vào gần chỗ bệnh nhân nằm để chóng khỏi. Ở Aiien, trong ngày lễ thánh Jean, người nông dân rước và chào đón một con ngựa to làm bằng gỗ biểu tượng cho tất cả gia súc. Bộ tộc BambaraMali trong các lễ cầu mưa thường cưỡi những con ngựa gỗ có cánh tượng trưng cho các thần linh mà họ cầu khẩn đem mưa tới.

Trường phái phân tâm học Châu Âu cũng cho rằng con thiên mã màu trắng biểu thị cho bản năng đã được kiểm soát, được làm chủ, được thăng hoa theo luân lý mới. Hình ảnh con Hắc mã buộc vào cỗ xe cưới là những con ngựa của dục vọng được giải phóng đã được phản ánh trong nhiều di sản thơ văn dân gian Nga. Ngựa trong tâm thức người Hy lạp con ngựa còn là biểu thị cho sự thăng hóa của bản năng con người.

Thần thoại Hy lạp cũng có chi tiết Achilles đã hiến sinh bốn con ngựa cái để lập dàn thiêu trong lễ tang Patrocle, với hy vọng bốn con ngựa đó sẽ đưa người bạn thân của mình vào vương quốc của Hades (thần cai quản bóng tối). Ở vùng Arcadie nữ thần Demeter được hình dung có đầu ngựa và là nhân vật thực thi công lý nơi âm phủ. Những truyền thuyết về các cuộc truy hoan tế thần rượu Bacchus đều xuất hiện khá nhiều những cái tên mà trong cấu tạo của chúng khá phổ biến từ tố hippé (tiếng Hy lạp là ngựa). Người La Mã thường cúng thần Mars một con ngựa trước cuộc xuất binh hoặc mùa thu hoạch để hy vọng thắng lợi.

Ấn Độ

Thờ Mã Đầu Minh Vương (Hayagriva) ở Ấn Độ

Trong Phật giáo, ngựa là biểu tượng của sức mạnh và sự nỗ lực trong việc thực hành pháp. Nó cũng tượng trưng cho khí (prana) mà nó chạy xuyên khắp cơ thể và là phương tiện di chuyển của tâm. Cái được gọi là “ngựa gió” hay còn được biết đến với những cái tên: རླུང་རྟ་, rlung rta, lungta, lha chos, mi chos (trong tiếng Tây Tạng), хийморь, Khiimori (tiếng Mông Cổ), Rüzgar Tayi (tiếng Thổ) là biểu tượng của tâm. Tâm có phương tiện đi lại của nó là gió, và nó có thể được cưỡi đi. Điều đó muốn nói khả năng kiểm soát tâm và gió và hướng dẫn chúng theo bất kỳ chiều hướng nào và ở bất kỳ tốc độ nào.

Tiếng hí của một con ngựa cũng là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật để đánh thức tâm ngái ngủ trong việc thực hành pháp. Có một vài câu chuyện về Bồ-tát Lokesvara hóa thành hình thù một con ngựa để cứu giúp chúng sanh. Trong Phật giáo có con ngựa Kiền Trắc, con ngựa của thái tử Siddhartha Gautama là con ngựa đã đưa Thái tử trốn khỏi cung điện đi tu. Ngựa cũng là phương tiện của nhiều vị thần khác và những vị hộ pháp, chẳng hạn như Mahali và có những vị thần mặt ngựa chẳng hạn như Hayagriva hoặc trong hình dạng của Khẩn Na La. Tất cả các nhân vật cứu thế đều cưỡi những con tuấn mã, ngựa trắng biểu thị cho sự phổ hóa Phật pháp.

Ngư dân ở Ấn Độ muốn đánh bắt được nhiều cá thường cúng dâng ngựa cho thần biển, thần sông. Đạo Veda của Ấn Độ có vị thần Ashvin hiện thân cho tri thức mang dáng đầu người mình ngựa (nhân mã). Các thần Ashvin đầu ngựa liên quan với sự luân phiên đêm và ngày, là con trai của Saranya là vị nữ thần của những đám mây, vợ của thần Mặt Trời Surya. Họ biểu trưng cho ánh sáng chói lọi, sáng ngời của bình minh và hoàng hôn, hiện ra trên bầu trời trước rạng đông trong cỗ xe ngựa bằng vàng, mang châu báu đến cho con người, ngăn ngừa rủi ro, bất hạnhbệnh tật.

Người theo đạo Hindu cho rằng ngựa gần với các vị thần. Hình tượng con ngựa cũng có mối quan hệ mật thiết đến các vị thần thiên tượng của Hindu như cỗ xe của thần Mặt Trời Surya kéo bởi một hay bảy con ngựa được ghi trong Rig-Veda, những con ngựa này có màu trắng hay màu cầu vồng. Cỗ xe thần Gió Vayu cũng được kéo bởi hàng nghìn con ngựa. Thần Kalki/Kalkin, vị thần biểu trưng cho tương lai, hóa thân thứ 10 của thần Vishnu là con ngựa trắng.

Trung Quốc

bên trái:tượng ngựa trắng bên ngoài lối vào chùa.bên phải:tượng con ngựa đã mang kinh thư và các nhà sư bên trong chùa

Trong truyền thống Trung Hoa cổ xưa tại các lễ thụ pháp, những tín đồ mới được gọi là tân mã (ngựa non), trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày khi bất bình với những căn tính bạo lực, độc ác người ta cũng hay gọi những kẻ đó là loại trâu ngựa, ngược lại khi muốn biểu thị sự trung thành của mình với một ai đó người ta cũng vẫn thề kiếp sau xin được làm khuyển mã để báo đáp. Lòng trung thành đối với chủ của ngựa (mã) cũng như chó (khuyển) luôn được người đời coi trọng. Người đời lập miếu thờ Quan Vũ cũng đắp tượng thờ ngựa Xích Thố, và tục này cũng lan truyền sang Việt Nam.

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: Long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian còn mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân[2] đây cũng là hình tượng được tôn thờ trong các đình đền miếu mạo.

Cũng có một chùa Bạch Mã tại Hàm Dương của Trung Quốc, câu truyện về ngôi chùa bắt đầu với giấc mơ của Hán Minh đế và sự thành lập ngôi chùa năm 68 sau công nguyên nhằm tôn vinh hai nhà sư và hai con ngựa trắng đã mang họ và kinh thư tới Trung Quốc. Hai nhà sư sống tại ngôi chùa, nơi được đặt tên là Chùa Bạch Mã. Sau khi thành lập chùa, 1000 nhà sư đã sống ở đây thuyết giảng Phật giáo. Hoàng Đế được cho là đã gửi một nhà sư hoặc các nhà sư đến Ấn độ hoặc Scythia sau đó đã trở về mang theo Kinh trên một con ngựa trắng. Đó là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục_thờ_ngựa http://www.fordham.edu/halsall/basis/tacitus-germa... http://www.epona.net/distribution.html http://baodatviet.vn/doi-song/gia-dinh/bi-an-tuc-t... http://baotayninh.vn/ngua-tho-trong-den-mieu-a4119... http://baothanhhoa.vn/vn/doi-song/n119656/Tim-hieu... http://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Thai-qua-duc-... http://danviet.vn/tin-tuc/ca-ngan-nguoi-chui-qua-b... http://www.tgn.edu.vn/bai-viet/c80/i310/hinh-tuong... http://www.mofa.gov.vn/quehuong.../nr050307131435/... http://tet.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/chuyenmon/Lists/...